Trường Tiểu học Nghi Ân - TP Vinh - Nghệ An

http://tieuhocnghian.vinhcity.edu.vn


Tìm hiểu về các phong trào lớn của Đội, hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ, ý nghĩa

Hòa chung không khí chào đón những ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam những ngày tháng 5 lịch sử, thiếu nhi Việt Nam còn có một niềm vui lớn nữa đó là Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2016). 75 mùa hoa Đội ta lớn lên cùng Đất nước, vị trí của tổ chức Đội ngày càng được khẳng định trong cuộc sống, nhiều phong trào của Đội tạo sự lan tỏa rộng khắp trong xã hội, chất lượng hoạt động và số lượng thiếu niên nhi đồng ngày càng lớn mạnh, tô thắm thêm cho những trang vàng lịch sử Đội ta.
Phong trào Trần Quốc Toản (tháng 2 năm 1948)

Phong trào này do Bác Hồ đề xướng. Tháng 2 năm 1948, xuất phát từ thực tế của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi: “Qua năm mới, Bác đề nghị các cháu làm một việc là các cháu tổ chức những Đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào”. “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ quét nhà, gánh nước, lấy củi, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, giúp đỡ đồng bào tham gia kháng chiến”.

Thực hiện sáng kiến của Bác, phong trào Trần quốc Toản phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Tính sơ bộ, trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các em thiếu niên, nhi đồng đã giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ 27.192 công lao động, tát nước, gánh phân, làm cỏ, xay lúa, giã gạo, chăn trâu bò, ... Công tác “Trần Quốc Toản” đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi mãi với lịch sử và hoạt động của Đội. Ngày nay, công tác “Trần Quốc Toản” được phát triển với nhiều hình thức phong phú như: Đi tìm địa chỉ đỏ, áo lụa tặng bà, ... - Nhiệm vụ của phong trào: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, phong trào Trần Quốc Toản đã hoạt động hết sức thiết thực. Những đội viên thiếu niên nhi đồng khi tham gia công tác Trần Quốc Toản thường tổ chức thực hiện theo các chủ đề sinh động như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Tháng đền ơn đáp nghĩa”, “Tháng thăm một lần, tuần làm một việc”,… Nhiều gia đình chính sách nhờ đó mặc dù cô đơn, phần lớn chồng con đều đã ra trận nhưng vẫn thấy ấm lòng. Sau ngày đất nước thống nhất, phong trào Trần Quốc Toản vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

- Ý nghĩa: Phong trào Trần Quốc Toản đã phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Phong trào tạo nên một tinh thần công tác mới thích hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt của thiếu niên, nhi đồng, là niềm vui của tuổi thơ được góp phần thiết thực vào cuộc kháng chiến; giúp tổ chức Đội ngày càng trưởng thành hơn. Phong trào Trần Quốc Toản đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi với lịch sử và hoạt động của Đội ta. 

Phong trào kế hoạch nhỏ (1958) Làm theo lời Bác Hồ dạy:

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tuỳ theo sức của mình Năm 1958, theo sáng kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây) và thành phố Hải Phòng, đó là tập hợp các bạn thiếu nhi cùng tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng cuốn hút các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được nhân rộng và phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như: “Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ... - Nhiệm vụ của phong trào Kế hoạch nhỏ: Các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu, giấy các loại; tăng gia trồng cây, nuôi gia cầm phát triển cả nước. Kết quả của phong trào chính là góp phần cho ra đời “Đoàn tàu lửa mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh”, xây dựng “Khách sạn khăn quàng đỏ” ở Thủ đô Hà Nội, Xây dựng tượng đài và khu di tích kỉ niệm anh Kim Đồng, xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu; xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ,…
- ý nghĩa: Phong trào từng bước phát triển đi vào chiều sâu, vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi.

Phong trào Nghìn việc tốt (1961) 

Năm 1961, liên đội Tam Sơn, Tiên Sơn, Bắc Ninh có sáng kiến dấy lên phong trào “Làm nghìn việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” giành danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. Phong trào nhanh chóng phát triển sâu rộng trong hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi các tỉnh miền Bắc. Phong trào đã được thiếu niên, nhi đồng thực hiện trên mọi mặt hoạt động, từ một điển hình nhân ra nhiều nơi, từ một gương tốt nhân lên thành cả một lớp thiếu niên, nhi đồng mang nếp sống con người mới xã hội chủ nghĩa. - Nhiệm vụ của phong trào: Xây dựng nền nếp học tập; giữ gìn vệ sinh trường lớp, xóm làng; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người già cô đơn, lao động giúp đỡ gia đình, hỗ trợ hợp tác xã sản xuất, bảo vệ của công, làm kế hoạch nhỏ v.v …. Nhiều em thiếu niên thực sự trưởng thành trong phong trào, trở thành những cán bộ tốt, những công dân tốt.

- Phong trào liên tục được duy trì, phát triển và không ngừng được tổng kết nâng cao cả về mặt lí luận và thực tiễn. Để tổng kết và biểu dương kết quả của phong trào, kể từ năm 1981 cứ 5 năm Hội đồng Đội Trung ương lại tổ chức một lần Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc để biểu dương các em có thành tích tốt trong các phong trào và mọi hoạt động của Đội. 


NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA 3 PHONG TRÀO LỚN CỦA ĐỘI

Phong trào Trần Quốc Toản ( tháng 2 năm 1948) 
- Nhiệm vụ của phong trào: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, phong trào Trần Quốc Toản đã hoạt động hết sức thiết thực. Những đội viên thiếu niên nhi đồng khi tham gia công tác Trần Quốc Toản thường tổ chức thực hiện theo các chủ đề sinh động như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Tháng đền ơn đáp nghĩa”, “Tháng thăm một lần, tuần làm một việc”,… Nhiều gia đình chính sách nhờ đó mặc dù cô đơn, phần lớn chồng con đều đã ra trận nhưng vẫn thấy ấm lòng. Sau ngày đất nước thống nhất, phong trào Trần Quốc Toản vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. 

- Ý nghĩa: Phong trào Trần Quốc Toản đã phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Phong trào tạo nên một tinh thần công tác mới thích hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt của thiếu niên, nhi đồng, là niềm vui của tuổi thơ được góp phần thiết thực vào cuộc kháng chiến; giúp tổ chức Đội ngày càng trưởng thành hơn. Phong trào Trần Quốc Toản đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi với lịch sử và hoạt động của Đội ta. 

Phong trào kế hoạch nhỏ (1958) 

- Nhiệm vụ của phong trào Kế hoạch nhỏ: Các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu, giấy các loại; tăng gia trồng cây, nuôi gia cầm phát triển cả nước. Kết quả của phong trào chính là góp phần cho ra đời “Đoàn tàu lửa mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh”, xây dựng “Khách sạn khăn quàng đỏ” ở Thủ đô Hà Nội, Xây dựng tượng đài và khu di tích kỉ niệm anh Kim Đồng, xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu; xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ,… 

- ý nghĩa: Phong trào từng bước phát triển đi vào chiều sâu, vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi. 

Phong trào Nghìn việc tốt (1961) 

- Nhiệm vụ của phong trào: Xây dựng nền nếp học tập; giữ gìn vệ sinh trường lớp, xóm làng; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người già cô đơn, lao động giúp đỡ gia đình, hỗ trợ hợp tác xã sản xuất, bảo vệ của công, làm kế hoạch nhỏ v.v …. Nhiều em thiếu niên thực sự trưởng thành trong phong trào, trở thành những cán bộ tốt, những công dân tốt. 

Phong trào liên tục được duy trì, phát triển và không ngừng được tổng kết nâng cao cả về mặt lí luận và thực tiễn. Để tổng kết và biểu dương kết quả của phong trào, kể từ năm 1981 cứ 5 năm Hội đồng Đội Trung ương lại tổ chức một lần Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc để biểu dương các em có thành tích tốt trong các phong trào và mọi hoạt động của Đội. 

Nguồn tin: Sưu Tầm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây